Nếu như thực phẩm bị nhiễm một vài vi khuẩn và nếu chúng ta không cất chúng vào tủ lạnh, thức ăn đó có thể bị nhiễm khuẩn nặng vào ngày hôm sau
Vi khuẩn cần độ ẩm và ấm để phát triển- đó chính là lý do tại sao chúng ta cần phải cất một số thức ăn trong tủ lạnh. Vi khuẩn tái sản sinh bằng cách tự phân chia, ví dụ từ một trở thành hai, hai thành bốn và cứ tiếp tục như thế.
Gặp điều kiện thích hợp, một vi khuẩn có thể sản sinh thành vài triệu trong vòng 8 tiếng đồng hồ và nghìn triệu trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Điều đó có nghĩa là nếu như thực phẩm bị nhiễm một vài vi khuẩn và nếu chúng ta không cất chúng vào tủ lạnh, thức ăn đó có thể bị nhiễm khuẩn nặng vào ngày hôm sau. Vì vậy mà chỉ cần ăn một miếng thôi, cũng đủ làm cho chúng ta bị ốm. Nếu chúng ta cất thức ăn vào trong tủ lạnh, chúng ta sẽ ngăn chặn không để vi khuẩn sản sinh. Vì chúng ta không thể nhìn, ngửi hay nếm chúng, nên cách tốt nhất để tránh xa chúng là chúng ta nên làm theo những chỉ định, hướng dẫn về VSATTP mọi lúc, mọi nơi.
Một số vi khuẩn thường gặp:
Campylobacter
vi khuẩn Campylobacter là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất gây ra ngộ độc thực phẩm. Chúng có hầu hết trong thịt gà, thịt đỏ, sữa chưa tiệt trùng và nguồn nước chưa tái chế.
Mặc dù chúng không phát triển trong thực phẩm, nhưng chúng lan truyền rất nhanh, vì vậy nếu bạn không cẩn thận thì chỉ cần một ít vi khuẩn có trên miếng thịt gà sống cũng có thể lây lan sang các thực phẩm đã nấu chín và gây ngộ độc.
Vì vậy, bạn nên lưu ý trong việc để riêng các miếng thịt sống với các thực phẩm đã nấu chin và luôn luôn nấu thức ăn một cách kỹ lưỡng để tiêu diệt những vi khuẩn có thể có.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Campylobacter là:
- Tiêu chảy, đau thắt vùng bụng
- Trường hợp nôn mửa là hãn hữu
Salmonella
Samonella là vi khuẩn phổ biến thứ hai gây nhiễm độc thức ăn. Chúng thường có trong sữa chưa tiệt trùng, trứng, các sản phẩm có thành phần trứng, thịt, thịt gia cầm. Chúng có thể sống sót nếu như thức ăn không được nấu chin một cách cẩn thận.
Salmonella có thể phát triển trong thức ăn- trừ phi thức ăn đó được làm lạnh. Chỉ cần với một số lượng nhỏ, chúng có thể sản sinh lên nhiều lần.
Người bị nhiễm khuẩn salmonella nên hết sức cẩn trọng với việc vệ sinh cá nhân bởi vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới bất kỳ người nào vô tình chạm vào bạn. Ví dụ, nếu người bị nhiễm salmonella không rửa tay sau khi đi vệ sinh, vi khuẩn có thể sẽ còn ở trên tay.
Các triệu chứng:
- Tiêu chảy
- Nôn
- Sốt
- Đau bụng
Listeria
Listeria có thể gây bệnh cho một số nhóm người như phụ nữ mang thai, trẻ còn nằm trong bụng mẹ và trẻ sơ sinh, hoặc bất kỳ đối tượng nào hệ miễn dịch giảm, đặc biệt là ở tuổi 60 trở lên.
Những người có hệ miễn dịch giảm, bao gồm cả những người vừa làm cấy ghép, đang phải uống thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch; hoặc những người mắc bệnh ung thư cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, như là những người mắc bệnh bạch cầu. Trong số những nhóm người dễ bị nhiễm, tình trạng bệnh cũng khá nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Listeria tìm thấy ở một số thực phẩm ăn liền để lạnh, ví dụ như là bánh sanwitch gói sẵn, bơ, thịt thái nấu chin, thịt hun khói, pho mát mềm và pa tê. Vì vậy, những nhóm người đề cập ở bên trên nên tránh ăn những loại pho mát hay pa tê.
Các triệu chứng:
- Trạng thái giống như cúm (nhiệt độ cao, các cơ bắp nhức mỏi và có thể bị tiêu chảy hoặc buồn nôn
- Một vài trường hợp có thể gây ra viêm màng não, triệu chứng có thể như đau đầu, cổ đơ cứng, ngất, thiếu sự cân bằng về cơ thể
- Có thể gây xảy thai hoặc lưu thai đối với phụ nữ mang thai
- Nguồn: eatwell.gov.uk
No comments:
Post a Comment