December 9, 2010

Rau xanh, quả củ tươi cũng gây ngộ độc

Trong tài liệu bảo vệ sức khoẻ của quốc gia nào cũng khuyên người ta nên ăn nhiều rau quả củ giàu vitamin, điều đó không sai nhưng chưa đủ, vì chưa có những điều ghi chú kèm theo, bởi có một số loại rau - quả - củ trong một điều kiện nhất định lại mang tính độc hại. Nếu không cẩn thận mà ăn nhầm phải hoặc xào nấu không kỹ, có thể gây trúng độc khi ăn, thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy đó là những loại rau quả củ nào?
Sau đây là một số loại đáng kể:
1. Bạch quả (Ngân hạnh)
Bạch quả

Bạch quả, hay còn gọi là quả ngân hạnh tiếng Anh gọi là Ginkgo hay Gingko, có thành phần độc tố là ammonocarbonous acid) còn có tên hychocyanic acid, formonitrile). Nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy (02). Nói chung với người lớn thì khả năng chịu đựng tương đối cao; nhưng với trẻ nhỏ thì chỉ có thể chịu đựng được lượng rất nhỏ loại độc tố này, một lần mà ăn tới 30 hạt là trúng độc ngay. Ăn sống mức độ nguy hiểm càng cao. Thông thường thì sau khi ăn chừng một đến vài tiếng đồng hồ là có triệu chứng trúng độc, thoạt đầu là lợm giọng, rồi nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tiếp đến là hoa mắt, váng đầu, bứt rứt khó chịu, co giật, hôn mê, nghiêm trọng có thể tử vong.
2. Sắn
Sắn (còn gọi là khoai mì, củ mì, tiếng Anh là cassava). Củ, thân, lá của nó đều có chứa hợp chất cyanide, nhưng trước khi ăn ta bóc vỏ, xắt khúc ngâm nước lã thật kỹ và nấu thật chín có thể khử căn bản chất độc. Bởi vậy tuyệt đối không ăn sống và cũng không cho gia súc nhai sống sắn củ. Triệu chứng trúng độc cũng tương tự khi trúng độc bạch quả.
3. Đậu ván
Đậu ván (Kidney bean), thành phần độc tố chủ yếu trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi lạnh đông trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn. Khi xào nấu chưa chín hẳn (màu sắc vẫn xanh) ăn vào chắc chắn sẽ trúng độc. Nói chung sẽ có triệu chứng sau bữa ăn chừng 1 – 4 giờ đồng hồ, biểu hiện hoa mắt, váng đầu, lợm giọng, nôn ói, sau đó đau quặn bụng và tiêu chảy. Cách chế biến: Luộc chín vớt cái (đổ nước luộc), đem tráng qua nước lã xong mới dùng để xào nấu, sẽ không trúng độc.
4. Đậu tằm
Đậu tằm (broad bean), có người ăn xong đậu tằm bị chứng hoàng đản thể hoà tan vào máu, dân gian gọi là bệnh đậu tằm. Nguyên nhân gây bệnh là do hồng cầu trong cơ thể thiếu hụt hợp chất glucose-6-phosphate dehydrogenate. Bệnh này mang tính di truyền, vì vậy người thuộc gia tộc có bệnh sử bệnh đậu tằm nên tới bệnh viện kiểm tra và tốt nhất là không ăn đậu tằm.
5. Hoa hiên
Hoa hiên

Theo Tretoday

No comments:

Post a Comment